Lượt xem: 375

Thủy sản Sóc Trăng, kỳ vọng nâng tầm giá trị từ Đề án Phát triển tôm nước lợ

Để nâng tầm giá trị con tôm Sóc Trăng nói riêng và ngành thủy sản tỉnh nhà nói chung, UBND tỉnh Sóc Trăng đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh xây dựng Đề án Phát triển tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Với tầm quan trọng này, sáng ngày 8/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tiếp tục tổ chức Hội nghị chuyên đề lấy ý kiến đóng góp nội dung dự thảo Đề án.

 


Quang cảnh hội nghị 

 

    Theo dự thảo, Đề án Phát triển tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 có tổng kinh phí hơn 139 tỷ đồng, sẽ được triển khai tại 05 vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh, gồm các huyện: Trần Đề, Cù Lao Dung, Mỹ Xuyên, Long Phú và thị xã Vĩnh Châu. Với mục tiêu đến năm 2025, đạt diện tích tôm nuôi là 57.000 ha, sản lượng tôm nuôi là 233.800 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu 01 tỷ USD; đến năm 2030, duy trì diện tích tôm là 57.000 ha, sản lượng 311.428 tấn. Đề án tập trung triển khai hàng loạt các chính sách liên quan đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi, xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao, nuôi tôm theo chuẩn VietGAP, đào tạo, thu hút, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển chuỗi ngành hàng,...

    Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo UBND các huyện, thị cùng lãnh đạo nhiều công ty, doanh nghiệp, hiệp hội, hợp tác xã thủy sản trên địa bàn tỉnh đã tập trung phân tích về những cơ hội, khó khăn, thách thức trong phát triển ngành tôm tỉnh Sóc Trăng giai đoạn tới và thảo luận, đóng góp ý kiến về nội dung, tính khả thi của từng mục tiêu cụ thể được trình bày trong dự thảo Đề án.

    Theo đồng chí Huỳnh Ngọc Nhã - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặc dù nghề nuôi tôm nước lợ của Sóc Trăng ngày càng phát triển, nhưng việc đầu tư hệ thống thủy lợi, giao thông, điện, công nghệ chưa thật sự đồng bộ; một bộ phận người dân thả nuôi với quy mô nhỏ, hạn chế trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư. Vì vậy, những ý kiến đóng góp từ các đại biểu hoạt động trong nghề nuôi trồng và chế biến thủy sản là cơ sở quan trọng để hoàn thiện Đề án sát với tình hình thực tế, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại từng vùng nuôi, để Đề án đạt được mục tiêu trọng tâm là nâng tầm giá trị con tôm nước lợ nói riêng và ngành hàng thủy sản tỉnh Sóc Trăng nói chung. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chi cục Thủy sản và đơn vị tư vấn ghi nhận đầy đủ các ý kiến, tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung, hoàn chỉnh nội dung Đề án để trình UBND tỉnh.

Ngọc Thơ



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 53
  • Hôm nay: 128
  • Trong tuần: 70,555
  • Tất cả: 11,802,562